Wapedia
Wiki: Hà Nội
Hà Nộithủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đây cũng là thành phố Việt Nam có diện tích tự nhiên lớn nhất và thứ hai về dân số (6,449 triệu người). Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long . Trong suốt thời kỳ của các triều đại , Trần, , Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Năm 1999, Thủ đô Hà Nội đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện.

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. Nhưng, việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễmgiao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu

  1. redirect Tiêu bản:Cần chú thích.

Mục lục:
1. Địa lý
2. Dân cư
3. Lịch sử
4. Kiến trúc và quy hoạch đô thị
5. Hành chính
6. Kinh tế
7. Xã hội
8. Giao thông
9. Du lịch
10. Văn hóa
11. Hà Nội trong nghệ thuật
12. Thành phố kết nghĩa
13. Thư viện hình
14. Xem thêm
15. Đọc thêm
16. Chú thích
17. Liên kết ngoài

Wapedia: For Wikipedia on mobile phones